Hướng dẫn lập dàn ý cho bài phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ văn 12. Ngoài ra, trong bài viết này VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn sơ đồ tư duy cùng bài văn mẫu phân tích theo hướng dẫn để các bạn có thể nắm chắc kiến thức, cùng theo dõi nhé!

1. Dàn ý phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

1.1. Mở bài

Học sinh viết giới thiệu một cách khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng (những nét tóm tắt chính về con người, cuộc đời, những đóng góp tiêu biểu của tác giả cho nền văn học,…).

Giới thiệu thông tin tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (khái quát về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm, tổng quát giá trị về 2 mặt là nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,…)

1.2. Thân bài

a. Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – một nhà thơ lớn, là một ngôi sao sáng của nền văn nghệ dân tộc

Tác giả Phạm Văn Đồng đã so sánh Nguyễn Đình Chiểu với một ngôi sao – ngôi sao có “ánh sáng khác thường”, “phải chăm chú nhìn thì mới thấy” và “càng nhìn thì càng thấy sáng”.

→ Nguyễn Đình Chiểu được cho như là một ngôi sao và tồn tại nguồn ánh sáng khác với bình thường
Tác giả Phạm Văn Đồng cũng chỉ ra được thực trạng: nhiều người đọc chỉ biết tới Nguyễn Đình Chiểu trên tư cách là tác giả của tác phẩm “Lục Vân Tiên”, lại ít biết về những tác phẩm thơ văn yêu nước của ông.

b. Giải quyết vấn đề

* Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu và quan niệm văn chương của ông:

- Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng với người theo dõi ông, suốt cả đời người ông luôn nỗ lực phấn đấu vì nhiều nghĩa lớn.

- Đối với Nguyễn Đình Chiểu, văn chương đó chính là một loại vũ khí trong chiến đấu.

- Đối với Nguyễn Đình Chiểu, được viết văn đó là một “thiên chức” và ông rất coi trọng chức trách này của mình.

* Thơ văn yêu nước:

- Làm sống lại trong tâm trí người đọc phong trào chống Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ hơn 20 năm qua - từ 1860 đến nay.

- Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”: Ca ngợi những người anh hùng suốt đời vì dân vì nước, đồng thời cũng là tiếng khóc trước những hi sinh, đau thương, mất mát mà họ đã phải gánh chịu.

- Bài thơ “Xúc cảnh”: đây là một trong số những bông hoa đẹp, “những hòn ngọc” tạo nên nét đẹp trong thơ văn yêu nước của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

* Tác phẩm “Lục Vân Tiên”:
- Đây là một bản trường ca “ca ngợi hành động chính nghĩa, những đạo đức trân quý ở đời người, ca ngợi những người có phẩm chất trung nghĩa”.

- Lối viết đại khải nhưng dễ nhớ, dễ hiểu, đây là một bản trường ca đầy hấp dẫn từ khi bắt đầu cho tới kết thúc, dẫu vẫn còn vài điểm sai sót.

- Hạn chế: Một số luân lí cũ và đã lỗi thời nên có đối chỗ lời văn không được hay lắm.

c. Kết luận:

- Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu chính là một tấm gương rất sáng của cả dân tộc nước Việt Nam.

- Tác giả đã khẳng định rằng “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta”.

- Nguyễn Đình Chiểu đã là một tấm gương sáng trong văn hóa nghệ thuật và cũng như trên mặt trận tư tưởng.

1.3. Kết bài

Khái quát được các nét đặc sắc về mặt nội dung, nghệ thuật của tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” và hãy nêu lên cảm nhận của bản thân về tác phẩm này cũng như về Nguyễn Đình Chiểu.

 
More:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-phan-tich-nguyen-dinh-chieu-ngoi-sao-sang-trong-van-nghe-cua-dan-toc-1736.html

https://vuihoc.pixnet.net/blog/post/101268515

arrow
arrow
    全站熱搜

    vuihoc 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()