Hóa học thuộc một trong những môn học thuộc khối khoa học tự nhiên. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn học sinh về cấu trúc đề thi Đại học môn Hóa cùng một số những cách ôn hóa thi THPT Quốc gia sao cho hiệu quả, cùng theo dõi nhé!

xem thêm: 

https://vuihoc.vn/tin/otthpt-on-thi-hoa-tot-nghiep-thpt-quoc-gia-1700.html

Kiến thức ôn thi Hóa tốt nghiệp THPT Quốc gia từ lý thuyết đến bài tập

Trong bài trước, nhà trường VUIHOC đã chia sẻ với các em những điểm cần chú ý về đề thi THPT Quốc gia môn Hóa 2023. Tiếp nối chủ đề đó, bài viết hôm nay sẽ tiếp tục chia sẻ với các em chi tiết về ôn hóa thi THPT Quốc gia:

2.1. Lý thuyết ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa

Các em cần phải học thật tốt lý thuyết, vì phần lý thuyết có điểm cao hơn phần bài tập. Ngoài ra, ở trong những phần bài toán, nếu các bạn không nắm chắc được những kiến ​​thức lý thuyết đã học và không viết đúng được các phương trình phản ứng thì không thể giải được bài.

Để hiểu một cách rõ ràng và ghi nhớ được lâu hơn, điều đầu tiên các em cần làm là hệ thống hóa kiến ​​thức bằng cách sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các chất. Đồng thời, các em cần học kỹ các phương trình phản ứng và hiện tượng xảy ra và học thật kỹ và nắm rõ được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của chất, ứng dụng của chất đó trong thực tế. Qua tìm hiểu cho thấy,  ở ​​trong các phần này sẽ có thể có một số câu hỏi do học sinh thường bỏ qua và sẽ chỉ tập trung học tính chất hóa học.

Bên cạnh đó, các em cũng cần nắm vững các lý thuyết tổng quát: thuyết phản ứng hóa học, phản ứng oxi hóa khử, điện phân, thuyết cấu tạo hóa học… Tiếp đến là đi sâu vào những kiến ​​thức cơ bản thường gặp có mặt trong cấu trúc đề thi: hidrocacbon, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic, este, chất béo, cacbohidrat, amin, aminoaxit, peptit, protein, polime, kim loại (IA, IIA), nhôm, sắt, crom) và hợp chất của chúng, phi kim loại (nitơ, photpho, cacbon, silic) và hợp chất của chúng.

Phần lý thuyết Hóa học có trong đề thi thường khá quan trọng, câu hỏi sẽ khá đa dạng cần nên lưu ý, các em phải chuẩn bị kiến ​​thức cụ thể (phản ứng thủy phân; tráng gương; chất lưỡng tính; phân loại polime; kim loại tác dụng với: nước, axit, dung dịch muối)...

Công thức (hidrocacbon, ancol, phenol, anđehit, axit, este, cacbohidrat, amin, aminoaxit, polime, nước cứng, thạch cao, phèn chua, criolit, boxit, hematit, manhetit, pirit sắt, xiđerit...); số lượng các đồng phân của (hiđrocacbon, ancol, anđehit, axit, este, amin, aminoaxit, peptit…); 

Tính chất vật lý chung của một số các kim loại (kim loại nào là kim loại dẻo nhất/ cứng nhất/mềm nhất/ khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt là tốt nhất…).

Một số câu mang tính chất tổng hợp, đòi hỏi phải hiểu và vận dụng nhiều kiến ​​thức (ví dụ: cho dãy chất, có bao nhiêu chất phản ứng với...? cho một số phát biểu, có bao nhiêu phát biểu đúng?). 

Học sinh cần nên biết cách hệ thống hóa được những nội dung ôn tập cùng  với các phần kiến ​​thức khác có liên quan (ví dụ: ôn tập về phần oxit lưỡng tính và nhôm hiđroxit → mở rộng đến những chất có tính chất lưỡng tính: muối axit: muối axit) d axit yếu; muối của bazơ yếu và axit yếu; oxit và hidroxit của: crom (III), kẽm, thiếc, chì; axit amin…).

Hiện nay, các câu hỏi lý thuyết thường được đưa ra khá là ngắn gọn, chủ yếu sẽ gắn với các kiến thức thực tiễn, ứng dụng nhiều ở trong đời sống (phân bón hóa học, hóa học và câu hỏi phát triển kinh tế, xã hội, môi trường …), trên những hình vẽ thí nghiệm thường có câu hỏi yêu cầu xem lại các hình vẽ có trong SGK 11, 12. 

Ngoài ra đề thi cũng hay cho ra một câu hỏi  lý thuyết về khả năng nhìn bảng dữ liệu để đưa ra những nhận xét và phân tích tính chất của chất.

2.2. Các dạng bài tập Hóa trong đề thi tốt nghiệp THPT

Câu hỏi về phần bài tập tính toán sẽ đòi hỏi các thí sinh cần phải có kiến thức căn bản về các loại phản ứng hóa học, cũng như khả năng suy luận logic và khả năng tính toán nhanh nhạy, chính xác. Dự đoán có những câu toán quen thuộc dễ lấy điểm không phải suy nghĩ nhiều, phù hợp với các bạn học sinh không có mục tiêu đạt được điểm cao với môn hóa.

Các thí sinh cần phải biết được các phương pháp như lập sơ đồ phản ứng hóa học; phương pháp tăng hay giảm khối lượng; tính M trung bình; một số các định luật bảo toàn như: khối lượng, số mol của nguyên tố, số mol electron trao đổi ở trong những phản ứng oxi hóa khử, điện tích…

Trong quá trình ôn luyện, các em cần ôn luyện thật tốt kỹ năng giải các bài tập tính toán từ cơ bản cho tới nâng cao, từ dễ đến khó. Đồng thời, nắm thật vững các phương pháp giải bài tập nhanh hiệu quả, nhưng chính xác và đặc biệt là phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm như hiện tại: đường chéo, quy đổi hỗn hợp về một công thức trung bình, nguyên tố đặc trưng, tăng giảm khối lượng chất;

Giải toán dựa trên phương pháp đại số (công thức giải nhanh) hoặc bằng khả năng thực nghiệm, bằng đồ thị (bài toán chung cho bài toán đồ thị liên quan đến: CO2 trong dung dịch bazơ hay hidroxit lưỡng tính Al(OH)3...).

Có dạng toán yêu cầu tìm giá trị gần nhất để thí sinh nếu không giải ra đáp án mà thử nghiệm (đưa đáp án thế vào đề để tìm ra phương án) cũng không ra được.

Ngoài ra, các em cũng cần lưu ý một số dạng toán khá khó như peptit, nhiều kim loại  sẽ phản ứng với dung dịch chứa nhiều muối, kim loại hoặc oxit kim loại sẽ phản ứng với dung dịch (chứa H và NO3‑) tạo ra rất nhiều sản phẩm, đốt cháy những hỗn hợp chứa nhiều hợp chất hữu cơ, nhiều hiđro... 

Học sinh cần phải đọc kỹ câu hỏi đối với những bài toán khó xem là phản ứng xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn, từ đó có thể dự đoán được các chất sau phản ứng.

Nắm chắc cấu trúc đề thi Đại học môn Hóa 2023

Hóa học luôn được các thí sinh thi THPT Quốc gia nhận định là một môn học vô cùng khó. Để có thể làm tốt môn thi này thì các bạn cần nắm chắc được cấu trúc đề thi đại học môn Hóa năm 2023. Đề thi bao gồm 40 câu hỏi và hoàn thành trong 50 phút. Các thí sinh có thể tham khảo bảng tổng hợp kiến thức dưới đây:

Chương

Sự điện li

Cacbon - Silic

Đại cương hóa hữu cơ và Hidrocacbon

Ancol - Phenol

Andehit - Axit Cacboxylic

Este - Lipit

Cacbohidrat

Amin, Aminoaxit, Peptit, Protein

Polime

Đại cương kim loại

Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm

Sắt và Crom - Hợp chất của chúng

Phân biệt/Nhận biết

Tổng hợp hóa hữu cơ/vô cơ

Hình vẽ thí nghiệm

Bài toán đồ thị

More:

https://vuihoc.mystrikingly.com/blog/chia-se-phuong-phap-on-thi-thpt-cap-toc-2023

arrow
arrow
    全站熱搜

    vuihoc 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()